Cách Trồng Thanh Long ruột đỏ Hiệu Quả Kỷ Thuật Cao

Cây Thanh Long

Cây thanh long ruột đỏ có thể tiến hành trồng lâu dài. Ngoài ra cây thanh long có nhiều chất dinh dưỡng và có lợi cho cơ thể. Vì vậy  thời điểm lý tưởng và thuân lợi nhất nên trồng thanh long ruột đỏ vào mùa xuân hoặc mùa thu. Trồng thanh long vào thời vụ thích hợp. Đúng kỹ thuật giúp quá trình canh tác thuận lợi và có hiệu quả cao.

HÌnh 1. Cây thanh long đỏ

Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ hiệu quả cao.

Chuẩn bị hom giống

Lựa chọn những hom giống thanh long ruột đỏ có chiều dài 30 – 40cm.  Chọn cành khỏe, thẳng, to và không có bị sâu bệnh. Bên cạnh đó nên chọn cây giống là những cành hom có độ tuổi từ 6 tháng trở lên.

Đáy hom có độ dài 3-5cm sẽ cắt bỏ phần thịt bên ngoài, để lại phần lõi. Điều này có tác dụng tránh làm thối hom giống thanh long ruột đỏ. Sau đó chúng được nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm như Benlate C. Thuốc có nồng độ 0,1% trong 5 phút. Hom giống thanh long ruột đỏ giâm trước khi trồng trong vùng ít ánh sáng tới khi cành ra rễ và đâm chồi mới.

Hình 2. Chuẩn bị hom giống thanh long

Chuẩn bị trụ trồng

Trụ trồng thanh long ruột đỏ thường được chọn có đường kính trên 25 cm, dài 2,5 – 2,7 m. Sau khi chôn trụ còn cao khoảng 2,0 m. Hiện nay, xu hướng trồng trụ của nông dân là hạ thấp trụ xuống. Để sau khi chôn trụ cao trung bình từ 1,6 m đến 1,8 m. Đường kính trụ thanh long sử dụng khoảng 15 cm. Từ đó việc chăm sóc cây thanh long thuận lợi và hiệu quả.

Hình 3 . Chuẩn bị trụ trồng

Chuẩn bị đất trồng

Việc làm đất cần chuẩn bị tiến hành kĩ lưỡng. Đất cần đạt tiêu chuẩn tạo điều kiện cho cây giống thanh long ruột đỏ phát triển tốt. Chuẩn bị đất trồng cho thanh long ruột đỏ không quá cầu kì cũng cần đảm bảo theo đúng yêu cầu.

Bón phân cho cây thanh long ruột đỏ

Bón phân cho cây thanh long rất quan trọng giúp cây phát triển tốt. Khi canh tác cần bón phân đúng cách giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất.

  • Bón phân cho cây lúc 2 tuần

Sau khi trồng thanh long ruột đỏ 2 tuần đối với cây đã có rễ hoàn chỉnh. Nhà nông có thể sử dụng Urea + DAP hoặc NPK 16-16-8 hay 20-20-15 tưới cây với liều lượng 20-30g/trụ, 10 ngày/lần

  • Bón cho cây lúc 3-12 tháng

Cây thanh long 3-12 tháng nên sử dụng Urea + DAP hoặc NPK 16-16-8 hay 20-20-15. Giai đoạn này tăng liề lượng tưới lên 30-50g/trụ, 15 ngày/lần tuỳ theo loại đất và tăng theo tuổi cây.

  • Bón cho cây lúc 1-3 năm

Cây thanh long 1-3 năm. Lúc này cây đã lớn có thể sử dụng phân chuồng. Lượng phân hữu cơ 20-50kg/trụ/năm, chia làm 2 lần bón.

Lần 1 vào lúc cây chuẩn bị ra hoa rộ tầm tháng 2-3 hằng năm.

Lần 2 vào khoảng tháng 9-10 là sau giai đoạn cho trái rộ. Lúc này là giai đoạn sinh cành mới và chuẩn bị nuôi trái vụ nghịch.

Xem thêm: Bản kiểm tra chất lượng Phân Gà Hữu Cơ Vi Sinh Nhật Bản/ Hữu cơ Khoáng Hà Lan 

Phòng trừ sâu bệnh cho cây thanh long ruột đỏ

Các loại cây ăn trái luôn có một số loại côn trùng gây bệnh hại đặc biệt là thanh long . Các loại côn trùng bệnh hại cần được chú ý phòng ngừa và xử lý ngay khi phát hiện.

Kiến gây hại cho cây thanh long ruột đỏ

Trái thanh long có vị ngọt nên thu hút nhiều kiến. Vì thế, cần chú ý phun thuốc phòng trừ đầy đủ. Hoặc sử dụng bẫy dẫn dụ kiến ra những khu vực khác,… để không gây ảnh hưởng tới trái.

thanh long ruột đỏ
Hình 4. Kiến gây hại cho cây thanh long 

Bệnh than thư

Đây Bệnh thán thư có khả năng khiến cành và trái thanh long đỏ bị thối, cành thâm đen. Nhà nông nên dùng một số loại thuốc chuyên dụng giúp việc phòng trừ. Giúp loại bỏ sâu bệnh hại này khỏi cây trồng được thực hiện tốt chỉ sau khoảng 2 lần.

thanh long ruột đỏ
Hình 5. Bệnh thán thư trên cây thanh long

Ruồi đục trái

Nhà nông có thể phòng trừ ruồi đục trái bằng cách sử dụng bả mồi, hay bọc trái lại sau khi thụ phấn từ khoảng 7 – 10 ngày.

 

thanh long ruột đỏ
Hình 6. Bệnh ruồi đục trái trên thanh long 

Xem thêm: Dragon fruit exporting company 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.